Làm thế nào để chữa viêm âm đạo do nấm Candida?

Theo thống kê, có đến 80-90% phụ nữ Việt Nam mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nấm Candida được ghi nhận là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm âm đạo ở chị em phụ nữ với biểu hiện ngứa ngáy, khó chịu. Vậy, khi biết mình mắc bệnh nấm phụ khoa, chị em cần phải làm gì?

Viêm âm đạo do nấm Candida

Nấm candida là gì? Tại sao nó lại gây viêm âm đạo?

Candida là loại nấm men, có dạng hình cầu hoặc bầu dục với kích thước rất nhỏ chỉ khoảng từ 3 - 6 µm. Loại nấm này sống cộng sinh trong miệng, đường tiêu hóa khoảng 40-60% và âm đạo của con người chiếm tới 40%, rất hiếm khi thấy chúng sinh sản và phát triển ở bên ngoài cơ thể. Mặc dù chỉ là loài sống cộng sinh những chúng sẽ gây bệnh cơ hội ở những người có hệ miễn dịch yếu. 

Nấm Candida

Do nấm Candida sống cộng sinh trong môi trường âm đạo, được kiểm soát chặt chẽ bởi lợi khuẩn và hệ miễn dịch. Nhưng khi một tác nhân nào đó tác động phá vỡ cân bằng môi trường bên trong âm đạo khiến khả năng kiểm soát yếu đi sẽ tạo cơ hội cho nấm Candida phát triển để gây bệnh. Chính vì vậy, loại nấm này thường có tên gọi khác là nấm cơ hội.

Cảnh giác những nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm nấm Candida

Đối với phụ nữ khỏe mạnh, loại nấm này vẫn tồn tại bên trong âm đạo nhưng không gây bệnh do đã được các vi khuẩn có lợi kìm lại. Nhưng chúng sẽ tăng trưởng và sinh sản nhanh, phá vỡ sự cân bằng bên trong âm đạo do các yếu tố nguy cơ sau:

- Hàm lượng estrogen tăng vọt do mang thai hoặc sử dụng quá liều thuốc tránh thai khẩn cấp hoặc hàng ngày.

- Phụ nữ bị bệnh đái tháo đường không kiểm soát được rất dễ tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển bên trong âm đạo.

- Lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc sử dụng không đúng cách. Dùng kháng sinh trong thời gian dài có thể tiêu diệt cả lợi khuẩn bên trong âm đạo, phá vỡ sự cân bằng vốn có của môi trường bên trong âm đạo. Đồng thời, nguyên nhân này còn chiếm tới 30% các ca bệnh viêm phụ khoa do nấm Candida.

- Hệ miễn dịch suy giảm do sử dụng Corticosteroid.

- Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm phụ khoa mà chị em mắc phải đó là vệ sinh dùng kín sai cách. Lựa chọn dung dịch vệ sinh không phù hợp với tình trạng sức khỏe vùng kín, có tính tẩy rửa quá mạnh hoặc mùi quá nồng. Đặc biệt, thói quen thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo của nhiều người đã vô tình phá vỡ cân hệ sinh vật bên trọng âm đạo và mở đường cho vi khuẩn, nấm mốc ở bên ngoài xâm nhập vào. 

Ngoài những nguyên nhân kể ở trên, còn một số nguyên nhân khác cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm âm đạo như: chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất, thói quen sinh hoạt nghỉ ngơi không hợp lý, cơ thể suy nhược, căng thẳng kéo dài hay quan hệ tình dục quá mạnh bạo,...

Dấu hiệu điển hình của bệnh viêm âm đạo do nhiễm nấm Candida 

Khác với viêm âm đạo do vi khuẩn, trùng roi Trichomonas, viêm âm đạo do nấm có những dấu hiệu đặc trưng sau đây: 

Khí hư ra nhiều bất thường có màu trắng đục tạo thành cục vón, bám thành từng mảng 

Âm đạo ngứa ngáy, khó chịu. Đây là triệu chứng điển hình nhất của nhiễm nấm phụ khoa. Đặc biệt, khi sinh hoạt vợ chồng, tình trạng ngứa sẽ càng tăng cao hơn kèm theo đó là cảm giác nóng, bỏng rát vùng kín. 

Vùng kín khi bị nhiễm nấm Candida sẽ sưng nhẹ và có thể xuất hiện các nốt ban đỏ.

Bên trên là những dấu hiệu bạn có thể dễ dàng nhận biết được vùng kín đang gặp vấn đề và có nguy cơ bị nhiễm nấm men Candida. Viêm âm đạo không chỉ gây khó chịu mà còn đang đe dọa đến sức khỏe  sinh sản của phụ nữ nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời. Vì vậy, hãy tìm ra giải pháp ngay để khắc phục tình này. 

Dấu hiệu viêm âm đạo do nấm Candida

Cách chữa và phòng ngừa viêm âm đạo do nấm Candida

Điều trị viêm âm đạo do nhiễm Candida

Khi có dấu hiệu nghi nhiễm viêm âm đạo do nấm Candida, bạn nên đi khám phụ khoa sớm để có chuẩn đoán chính xác nhất căn nguyên gây ra bệnh. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc điều trị tại nhà khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Sau khi xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa là do nhiễm nấm Candida, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau:

Thuốc kháng sinh chống nấm dạng uống như: Itraconazol 100mg (ngày uống 2 viên, dùng lên tiếp trong 3 ngày) hoặc fluconazole (diflucan) 150mg uống 1 viên duy nhất.

Kem bôi hoặc đặt phụ khoa:

  • Clotrimazole (canesten) dạng kem bôi từ 7 - 10 ngày. Còn đối với dạng đặt sẽ dùng 2 viên 100mg/ngày trong 3 ngày liên tiếp hoặc 1 viên 100mg/ngày trong 7 ngày liên tiếp. 
  • Miconazole dạng kem tiến hàng bôi trong 7 ngày. Còn đối với dạng đặt sử dụng 1 viên hàm  lượng 200mg/ngày đặt trong 3 ngày liên tiếp hoặc 1 viên 100mg/ngày trong 7 ngày liên tiếp. 

Trong thời gian điều trị tránh quan hệ tình dục và đồng thời điều trị luôn cho bạn tình để giảm nguy cơ nhiễm chéo.

Phòng ngừa viêm âm đạo do Candida

- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hằng ngày và giữ nó luôn khô thoáng.

- Lựa chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp với pH vùng kín, tránh những sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh.

- Mặc quần áo lót khô thoáng, dễ thấm mồ hôi.

- Không thụt rửa bên trong âm đạo làm mất hệ sinh vật.

- Sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục như đeo bao cao su để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm nấm candida và các bệnh tình dục khác.

- Sử dụng kháng sinh hợp lý theo sự khuyến cáo của bác sĩ.

- Tuân thủ đúng nguyên tắc điều trị để bệnh mau chóng khỏi, tránh tái nhiễm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thực hư nước chè xanh trong việc chữa viêm phụ khoa?

Ngứa vùng kín - Dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ nào?

Ngứa vùng kín và có dịch trắng cảnh báo bệnh gì?