Phụ nữ khi mang thai có nên đặt thuốc trị viêm âm đạo không?

Mang thai là thiên chức cao cả của người làm mẹ nhưng đây cũng là giai đoạn cơ thể nhạy cảm dễ bị vi khuẩn, vi rút tấn công gây bệnh. Viêm âm đạo là căn bệnh phụ khoa nhiều chị em mắc phải nên không quá ngạc nhiên khi trong thời kỳ mang thai, chị em vẫn mắc căn bệnh này. Một vấn đề nan giải là trong thời kỳ mang thai mẹ bầu cần hạn chế sử dụng thuốc để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bào thai. Đây cũng là nỗi lo canh cánh của các mẹ bầu khi không biết có nên đặt thuốc để trị viêm âm đạo không?


Thế nào là viêm âm đạo?

Viêm âm đạo là tình trạng bệnh lý vùng âm đạo bị viêm gây sưng tấy, ngứa ngáy, khó chịu, khí hư có sự thay đổi bất thường về màu sắc và mùi,...

Đây là căn bệnh của phái nữ, ước tính có khoảng 80% phụ nữ Việt mắc phải. Phụ nữ bị viêm âm đạo có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng tựu chung lại chủ yếu là do 3 nguyên nhân chính dưới đây:

- Do vi khuẩn có hại gia tăng đột biến phá vỡ sự cân bằng môi trường bên trong âm đạo gây viêm. Biểu hiện: dịch loãng, màu trắng đục và có mùi tanh, đặc biệt mùi còn nặng hơn sau khi quan hệ tình dục.

- Do nhiễm nấm: ở cơ thể khỏe mạnh, nấm candida có tồn tại hòa bình với các lợi khuẩn bên trong âm đạo. Khi có tác nhân kích thích, chúng sẽ phát triển mạnh mẽ làm tổn thương các tế bào niêm mạc gây ra tình trạng viêm. Biểu hiện: rất ngứa vùng kín, âm đạo và âm hộ sưng, nóng đỏ, đau rát khi quan hệ tình dục, khí hư đặc có màu trắng như bã. 

- Do nhiễm trùng roi Trichomonas: Triệu chứng: dịch âm đạo tiết nhiều, loãng, có bọt, màu vàng hoặc xanh và có mùi hôi. Đi kèm theo đó có thể xuất hiện triệu chứng ngứa âm hộ, đi tiểu khó, đau khi quan hệ.

Nguyên nhân viêm âm đạo

Lý giải nguyên nhân bà bầu bị mắc viêm âm đạo?

Trong thời kỳ mang thai, nội tiết tố tăng đột biến kéo theo tình trạng khí hư tiết nhiều hơn khiến cô bé lúc nào cũng trong tình trạng ẩm ướt. Mà môi trường ẩm ướt chính là điều kiện lý tưởng vi khuẩn, vi nấm phát triển mạnh mẽ. 

Bên cạnh đó, do sự thay đổi độ pH môi trường âm đạo cũng làm thay đổi môi trường sống của các lợi khuẩn, sự cân bằng bị lệch về bên vi khuẩn có hại. 

Khi mang thai, bào thai một phần chèn ép bàng quang và các niệu đạo, làm hẹp con đường đào thải nước tiểu ra ngoài làm tăng tích tụ vi khuẩn có hại. Đồng thời, lượng đường trong nước tiểu tăng tạo môi trường dinh dưỡng của các vi khuẩn có hại.

Do đó, trường hợp bị viêm âm đạo trong khi mang thai khá phổ biến.

Viêm âm đạo khi mang thai có đặt được thuốc không?

Hầu như các thuốc đặt âm đạo chỉ có tác dụng tại vùng âm đạo, rất hiếm khi ảnh hưởng đến các cơ quan và bộ phận khác. Do đó, mẹ bầu không cần quá lo lắng việc sử dụng thuốc sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Mà ngược lại nếu không điều trị viêm âm đạo khiến bệnh trở nặng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi bởi vì đây cũng là con đường thai nhi chào đời. 

Có rất nhiều chị em tự ý mua thuốc về để tự điều trị, nhưng điều đó hoàn toàn sai lầm vì còn phải tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân gây ra bệnh mới điều trị hiệu quả được.

Để đảm bảo an toàn, chị em phụ nữ bị viêm âm đạo khi mang thai hãy đến khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và kê đơn.

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc đặt âm đạo

Bước đầu tiên cần vệ sinh đôi tay thật sạch sẽ với xà phòng

Bước 2: Làm sạch vùng kín với nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ. Nên ưu tiên lựa chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ chiết xuất từ thảo dược như Sabieva. Lưu ý khi rửa chỉ tiến hành rửa bên ngoài, không được thụt sâu bên trong.

Bước 3: Đối với viên nang cứng, hãy nhúng viên thuốc âm đạo vào nước đun sôi để nguội khoảng 5-10 giây để làm mềm thuốc. Còn đối với viêm nang mềm dùng tay bóp nhẹ cho viên mềm ra.

Bước 4: Khuyến cáo nên đặt thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ và ở tư thế nằm ngửa. Điều này giúp thuốc khỏi trôi ra ngoài, có thời gian thấm thuốc và ít làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác. Đặt ở tư thế nằm ngửa, dạng rộng 2 chân. Đặt viên thuốc vào bên trong âm đạo, lấy một ngón tay đẩy thuốc vào càng sâu càng tốt. Để tránh trầy xước niêm mạc, bạn cần cắt móng tay hoặc đeo găng tay vào thao tác nhưng phải đảm bảo găng tay cũng phải vô khuẩn.

Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc đặt âm đạo cho phụ nữ có thai?

Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Trong thời gian điều trị cần vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ, đảm bảo mặc đồ lót khô thoáng.

Kiêng trong thời gian này không nên hoạt động tình dục.

Cải thiện lợi khuẩn ở môi trường bên trong âm đạo bằng cách ăn nhiều sữa chua.

Có thể giảm thiểu tình trạng viêm ngứa bằng cách dùng lá trầu không đun kèm với một chút muối biển để làm dung dịch rửa hàng ngày. Lưu ý không dùng lại nước đã đun ngày hôm qua vì có thể loại nước đó đã bị nhiễm khuẩn.

Chị em viêm phụ khoa khi mang thai đừng quá lo lắng mà ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và thai nhi nhé. Đừng để tình trạng viêm trở lên nặng rồi mới tiến hành điều trị nhé. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thực hư nước chè xanh trong việc chữa viêm phụ khoa?

Ngứa vùng kín - Dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ nào?

Ngứa vùng kín và có dịch trắng cảnh báo bệnh gì?